image banner
Ghi nhận nhiều ca mắc một số bệnh có vắc xin dự phòng trong 3 tháng đầu năm 2024
Thông tin từ Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng chống dịch ngày 10-4 của Bộ Y tế cho thấy một số bệnh có vắc xin dự phòng đang gia tăng ca mắc trở lại sau một thời gian được khống chế, thanh toán.

Đối với bệnh Sởi, năm 2024 ghi nhận 130 ca mắc (0 tử vong), tăng 1,4 lần so với cùng kỳ 2023. Trước đó 5 năm (2019-2023), trung bình ghi nhận 300-500 ca/năm từ 2021-2023; năm 2020 có hơn 3.000 ca và riêng năm 2019 ghi nhận gần 40.000 ca (4 tử vong).  Các ca mắc ghi nhận trong năm, có xu hướng cao trong thời gian từ tháng 01 đến tháng 4.

Về bệnh Ho gà, năm 2024 ghi nhận 118 ca mắc (0 tử vong), tăng 6,8 lần so với cùng kỳ 2023. Trước đó 5 năm (2019-2023), trung bình ghi nhận 45 ca/năm từ 2021-2023; năm 2020 có 201 ca (2 tử vong) và riêng năm 2019 có khoảng 1.200 ca (1 tử vong). Các ca mắc ghi nhận rải rác các tháng trong năm.

Bệnh Bạch hầu năm 2024 ghi nhận 3 ca mắc (0 tử vong) tại Hà Giang (đều trên 8 tuổi), tăng 3 ca so với cùng kỳ năm 2023.

Bệnh Thủy đậu ghi nhận 4.040 ca mắc (0 tử vong) trong năm 2024, giảm 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2023. Trước đó 5 năm (2019-2023), trung bình ghi nhận 20.000 đến 30.000 ca/năm, riêng năm 2022 thấp hơn (khoảng 8.000 ca). Các ca mắc ghi nhận rải rác các tháng trong năm, có xu hướng cao từ tháng 2 đến tháng 6.

Trước tình hình trên, WHO cảnh báo các dịch bệnh có vắc xin dự phòng có thể tái bùng phát trên toàn cầu và các ưu tiên trong chuẩn bị ứng phó khẩn cấp tại Việt Nam. Trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp trong nhiều năm qua và cả ở nhóm trẻ em chưa đến độ tuổi tiêm chủng.

Để khống chế các bệnh có vắc xin dự phòng, theo Bộ Y tế, cần tăng cường triển khai tiêm chủng thuộc Chương trình TCMR đảm bảo an toàn, hiệu quả, đặc biệt quan tâm các bệnh có vắc xin nhưng vẫn có tỷ lệ mắc hàng năm sởi, ho gà, bạch hầu.

Đồng thời xác định điểm có ổ dịch nhỏ hoặc khu vực có nhiều ca mắc rải rác trên cơ sở đó có đánh giá tỷ lệ tiêm chủng qua phần mềm báo cáo tiêm chủng và điều tra dịch tễ tiêm chủng nhằm tập trung đẩy mạnh tiêm bù, tiêm vét, tiêm đầy đủ.

Đối với bệnh Thủy đậu, tăng cường truyền thông người dân hiểu đây là dịch bệnh có vắc xin và khuyến khích các cháu tiêm chủng dịch vụ, trong trường hợp địa phương có số mắc lớn đề nghị CDC đánh giá dịch tễ học và địa phương chủ động vấn đề vắc xin tiêm cho trẻ. Bên cạnh đó việc chống dịch Thủy đậu được tiến hành giống các biện pháp như các biện pháp chống dịch Tay chân miệng đặc biệt ở các cơ sở giáo dục.

Riêng đối với Ho gà, việc tiêm vắc xin dịch vụ ở phụ nữ có thai được khuyến khích trên cơ sở sau khi có hướng dẫn của Bộ Y tế về việc tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà đối với phụ nữ có thai nhằm tăng miễn dịch khi trẻ sinh ngay sau sinh.

Anh-tin-bai

CDC Long An tăng cường truyền thông để người dân mang trẻ đi tiêm ngừa các bệnh có vắc xin dự phòng.

Thanh Bình 

Thông báo
 image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

 

 


Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0